7 Bước Nâng Nền Nhà Nhanh Và Tiết Kiệm
Nền nhà thấp hơn mặt đường là hiện tượng xuất hiện ngày càng nhiều, bởi hiện nay có rất nhiều ngôi nhà, mặc dù ban đầu được xây dựng đạt quy chuẩn cao hơn mặt đường từ 10 – 20cm, nhưng sau một thời gian sử dụng bị sụt, lún hoặc sau khi làm lại đường thành ra thấp hơn mặt đường. Điều này đã làm ảnh hưởng không tốt cho cuộc sống sinh hoạt của gia chủ. Gặp phải trường hợp này, nâng nền nhà là giải pháp tối ưu có thể lựa chọn. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn đọc 7 bước nâng nền nhà nhanh và tiết kiệm cần biết để khắc phục tình trạng ngôi nhà của mình.
Nền thấp hơn so với mặt đường gây làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt thường ngày của gia đình. Bụi bặm, nước mưa, nước bẩn và các nhân tố gây ô nhiễm có thể dễ dàng thâm nhập vào trong nhà hơn, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của những thành viên trong gia đình. Ngoài ra, nền nhà thấp hơn mặt đường còn khiến cho việc giữ gìn vệ sinh chung của không gian sống bên trong bao gồm đồ nội thất, tường và trần nhà trở nên khó khăn.
Xem thêm: 3 Giải Pháp Sửa Chữa Nền Nhà Thấp Hơn Mặt Đường Tiết Kiệm
Nền nhà thấp hơn mặt đường gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày
Để giải quyết vấn đề này, các gia đình cần phải nâng nền, và các bước chuẩn bị được tiến hành như sau:
Đầu tiên, cần kiểm tra phần chiều cao thông thủy từ mặt đường đến trần nhà. Nếu chiều cao này cao hơn 3m thì có thể nâng nền nhà lên cao bằng hoặc hơn một chút so với mặt đường. Cao độ nền nhà tốt nhất là từ 1 – 2 tấc so với mặt đường. Nhưng nếu sau tính toán, chiều cao còn lại của trần sau nâng nền nhỏ hơn 2.8m thì nên cân nhắc không nâng, bởi đây là chiều cao chưa đảm bảo.
Việc tiến hành nâng nền, cần được khảo sát thực tế kỹ càng do đội ngũ kĩ sư có tay nghề chuyên môn thực hiện. Chủ nhà cũng cần biết rằng, việc nâng nền nhà có thể sẽ kéo theo những việc phải làm khác nếu: khung chịu lực không được đảm bảo, có ảnh hưởng đến sức chịu tải của ngôi nhà, hoặc việc nâng nền sẽ kéo theo việc phải nâng cửa đi, cửa sổ, trần nhà, mái nhà… sẽ gây tốn kém thêm một khoản không nhỏ.
Xem thêm: Sửa Nhà Hiệu Quả Mà Tiết Kiệm Với 50 Triệu Đồng
So với việc xây mới, thì việc tu sửa nhà cũ thường gây nhiều khó khăn cho chủ nhà và đơn vị thi công hơn, bởi nó bị ràng buộc bởi các kết cấu có sẵn. Vì vậy, trước khi quyết định tiến hành nâng nền nhà, gia chủ cần cẩn thận xem xét có nên thực hiện không là điều không hề thừa thãi.
Nâng nền nhà là việc hệ trọng cần cẩn thận trong mọi khâu
Các bước nâng nền nhà nhanh và hiệu quả:
– Làm vỡ bề mặt nền gạch cũ để làm tăng độ liên kết giữa các lớp vật liệu cũ và mới
– Kiểm tra và thay thế các hệ thống kỹ thuật bị hư cũ bên dưới nền
– Đổ lớp cát hoặc xà bần đến độ cao nền cần nâng. Lưu ý cần trừ hao đi 8cm
– Tưới nước đầm thật kỹ
– Cán lớp bê tông đá mi dày 5cm để làm cứng nền
– Lớp vữa tạo dốc về hướng thoát nước, chỗ mỏng nhất dày ít nhất 2cm
– Lát gạch hoàn thiện
Mẹo nhỏ cần biết là: Nếu rải một lớp vôi sống trên lớp bê tông đá mi có thể diệt khuẩn, và tạo độ ấm cho nền gạch. Nền mới nên để khô ráo hoàn toàn rồi mới đi vào sử dụng, và kê dọn đồ đạc vào lại trong nhà, nhằm nâng cao tối đa tuổi thọ của sàn và tránh tái diễn tình trạng sụt lún nền do trọng tải của đồ đạc.
Xem thêm: Những Lưu Ý Quan Trọng Để Sửa Chữa Gia Cố Móng Nhà Cũ An Toàn
Để nâng nền, gia chủ nên tìm kiếm một đơn vị thi công uy tín, có trách nhiệm, tay nghề tốt, bởi phần nền móng rất quan trọng, đây sẽ là phần căn bản chống đỡ ngôi nhà, không thể làm qua loa, tiết kiệm được. Đồng thời, tham khảo cả ý kiến của kiến trúc sư để dung hòa giữa nền cũ và nền mới, thống nhất chất liệu cho từng khâu nâng nền, cam kết với nhà thầu để họ tuân thủ biện pháp thi công, đảm bảo tiến độ thi công… Sau khi đã thống nhất được phương án giữ hai bên mới tiến hành nâng nền nhà được, chỉ có như vậy mới đảm bảo thời gian nhanh chóng và hiệu quả. Nếu có thay đổi phát sinh chủ nhà cần xác nhận và thỏa thuận rõ ràng với chủ thầu để kịp thời điều chỉnh quá trình thi công nâng nền.
Về lại trang chủ: Suanhahcm.org
Tổng hợp: Tư vấn sửa chữa nhà HCM