5 Cách Sửa Chữa Làm Cho Nhà Mát Hơn Cực Kỳ Hiệu Quả
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, mỗi mùa hè đến chúng ta lại càng cảm giác được sự nắng nóng kéo dài gay gắt. Cảm giác này lại càng tăng thêm đối với những gia đình sống trong nhà có diện tích nhỏ, cảm thấy không khí trong phòng rất ngột ngạt. Vậy làm sao có thể giảm nóng, làm cho nhà mát mẻ hơn? Hãy cùng xem vài cách xử lý đơn giản mà hiệu quả sau đây nhé!
5 Cách Sửa Chữa Làm Nhà Mát Hơn Cực Kỳ Hiệu Quả
1. Xử lý mái và trần nhà
Mái nhà là một trong những nguyên nhân chính làm cho ngôi nhà nóng lên rất nhiều. Bởi đây là nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nếu xử lý tốt khu vực này sẽ giúp ngôi nhà mát hơn đáng kể.
Cách khắc phục hiệu quả trong trường hợp này là đổi sang lợp mái bằng tole lạnh. Vì mái tole thông thường sẽ làm tăng bức xạ nhiệt từ ngoài vào trong nhà, từ đó sẽ giúp giảm sức nóng đến 25%. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng tole xốp chống nóng có cán ép lớp PU/PVC ở dưới. Trong trường hợp không muốn thay mới toàn bộ, thì gia cố lót thêm lớp màng mút xốp PE bên dưới mái tole.
Xử lý chống nóng triệt để cho phần mái nhà giúp giảm đáng kể sức nóng trong phòng
Một cách khác mới rất được các gia đình ưa chuộng sử dụng trong những năm gần đây là sử dụng tấm lợp Onduline – TCVN, đây là tấm lớp sinh thái có thể giúp giảm nóng và giảm ồn tối đa, không gỉ sét theo thời gian.
Hoặc gia đình bạn cũng có thể sử dụng phương pháp truyền thống, đơn giản là lợp ngói thay vì lợp tole cũng sẽ làm nhà mát hơn. Nhưng hạn chế lớn của cách này là khó tránh khỏi hư hỏng, nứt vỡ vào mùa mưa bão to.
Đối với trần nhà, nên đóng thêm một lớp trần mỏng nữa bằng các nguyên liệu như: trần thạch cao khung nhôm nổi (hoặc chìm), trần nhôm, trần nhựa, trần gỗ… sẽ giúp giảm đáng kể lượng bức xạ nhiệt vào nhà khi sử dụng mái tole, từ đó giúp nhà mát hơn.
Xem thêm: 8 Cách Đơn Giản Để Làm Mát Phòng Mà Ít Người Biết
2. Xử lý tường nhà
Giảm nóng cho nhà bằng cách gia cố thêm tường nhà ở phía Tây – là phía nắng chiếu trực tiếp mỗi ngày. Cách khắc phục: xây tường dày 200 hoặc tường bê tông 3D.
Gia cố mảng tường phía Tây giúp giảm sức nóng mà căn nhà phải hấp thụ
Hoặc sử dụng các thêm vật liệu nhẹ như thạch cao, cemboard, tấm 3D cách ẩm chống cháy… để tạo tấm tường kép song song với vách tường cũ. Kết hợp với việc sử dụng sơn cách nhiệt cho bức tường, hoặc trồng thêm dây leo sẽ mang lại hiệu quả chống nóng cực kỳ hiệu quả.
Nếu tường nhà bạn là vách kính, phương pháp hiệu quả nhất là dán phim cách nhiệt lên toàn bộ bề mặt, sẽ giúp giảm nhiệt độ từ 40 – 90%. Ngoài ra, lớp phim cách nhiệt này còn có nhiều màu sắc đảm bảo thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.
3. Xử lý sàn nhà
Tuy sàn nhà ít làm ảnh hưởng đến độ nóng trong phòng bằng tác dung nhiệt, nhưng nếu dùng gạch có các tông màu nóng như cam, đỏ, nâu… thì chúng sẽ làm tăng cảm giác nóng nực, bí bức trong nhà. Vì vậy để giảm nóng trong phòng, bạn nên sử dụng gạch bóng kính màu sáng và nhã như trắng, kem… hoặc sử dụng các chất liệu tự nhiên như gỗ, đá hoa cương, gạch ốp lát dạng đất nung… sẽ giảm đáng kể cảm giác oi nóng, đồng thời tạo cảm giác không gian căn nhà như rộng thêm ra.
Xem thêm: 5 Cách Thiết Kế, Tu Sửa Nhà Ống Đẹp & Thông Thoáng
4. Xử lý bằng thiết bị giảm nóng
Giảm nóng trong phòng nhanh bằng cách tăng cường sử dụng các loại thiết bị giảm nóng trong nhà như quạt treo tường, quạt trần, quạt hơi nước, điều hòa…
Mang thiên nhiên vào căn nhà vừa tốt cho sức khỏe, vừa bớt cảm giác oi nóng
Nếu ngôi nhà của bạn có không gian, nên thiết kế thêm hồ cá hoặc tiểu cảnh nước, non bộ, suối giả… vừa mang đến cảnh sắc thiên nhiên trong ngôi nhà, vừa để hơi nước bốc lên mang lại cảm giác mát mẻ trong những ngày nắng nóng. Bạn có thể đặt chúng ở bất cứ không gian nào như: trước hiên nhà, trong nhà, trên sân thượng vừa dùng để trang trí cho ngôi nhà, vừa tạo không gian xanh mát mà còn mang lại tác dụng chống nóng rất tốt.
5. Xử lý ngoại thất
Những màu sắc tông màu nhạt được sử dụng ở bên ngoài nhà sẻ giúp giảm hấp thu nhiệt và nhanh giải nhiệt, từ đó làm cho ngôi nhà giảm nóng. Vì vậy nên chọn màu sắc như: màu kem nhạt, bã trầu, gỗ trầm, xanh rêu…. cho không gian nội thất bên trong. Còn với không gian có nắng gắt chiếu vào thì chọn những màu lạnh như: xanh ngọc, kem cốm, trắng xanh… để tăng tính thư giãn.
Nếu khu vườn của bạn đủ rộng, nên trồng thêm cây cao, có tán rộng xung quanh nhà vừa giúp tăng mỹ quan, vừa giảm sức nóng, vừa rất tốt cho sức khỏe mọi người. Sự xuất hiện của cây xanh sẽ tạo nên bóng râm, độ phủ của cây sẽ cản bớt nguồn nhiệt từ bên ngoài vào ngôi nhà. Riêng với những ngôi nhà phố nhỏ và hẹp, cách phù hợp là mang cây xanh trồng vào các chậu hoa và đặt ở hành lang, trên lan can kính, trồng dây leo, làm giàn hoa… để thổi không khí trong lành và mát mẻ cho ngôi nhà.
Sân vườn hay ban công nhỏ vừa giảm nóng cho căn nhà vừa là nơi thư giãn tuyệt vời
Thiên nhiên luôn là yếu tố mang đến sự mát mẻ và không gian sống thoải mái hơn rất nhiều. Nếu có thể, bạn cũng nên đào ao thả cá, làm hồ cảnh, vòi phun… đặt ở khu vực trước nhà hoặc phía Tây nhà.
Nên thiết kế thêm ban công, đưa mái hiên ra xa hoặc sử dụng vòi phun sương cũng là cách giảm bớt lượng nhiệt hắt vào nhà và ánh nắng trực tiếp của mặt trời, làm căn nhà thông thoáng, mát mẻ hơn.
Xem thêm: Vật Liệu Lợp Mái 2017: Chống Nóng Tốt Nhưng Phải Đẹp!
Về lại trang chủ: Suanhahcm.org
Tổng hợp: Tư vấn sửa chữa nhà HCM