3 Giải Pháp Sửa Chữa Nền Nhà Thấp Hơn Mặt Đường Tiết Kiệm
Những gia đình có nhà ở mặt phố, thường phải đối mặt với tình trạng nền nhà thấp hơn mặt đường, do đường được nâng cấp. Điều này gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài ra còn bị coi là một trong những điều kiêng kị nhất trong phong thủy. Một khi nền nhà thấp hơn mặt đường, thì ngôi nhà sẽ bị phá vỡ cấu trúc và thiết kế ban đầu. Ngôi nhà trở nên rất lệch lạc và mất đi vẻ vững chãi, khang trang vốn có ban đầu. Nền thấp hơn so với mặt đường khiến gia đình phải đổi mặt với bụi bặm, nước bẩn và các nhân tố ô nhiễm dễ dàng thâm nhập vào trong nhà hơn, làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của những thành viên trong gia đình, làm mất đi cảnh quan, cản trở việc giữ vệ sinh chung của không gian sống bên trong bao gồm đồ nội thất, tường và trần nhà. Vì vậy cần phải khắc phục càng sớm càng tốt để tránh nhiều hệ lụy về lâu về dài.
Về cơ bản, sẽ có 3 giải pháp giúp sửa chữa nền nhà thấp hơn đường tiết kiệm và dễ dàng. Nhưng trước tiên chúng ta cần kiểm tra phần chiều cao thông thủy từ mặt đường đến trần nhà rồi mới đưa ra các giải pháp phù hợp.
Nền nhà thấp hơn mặt đường rất bất tiện và không hợp phong thủy, cần phải cải tạo nhanh chóng
Để cải tạo nền nhà thấp hơn mặt đường, đầu tiên phải xác định chiều cao thông thủy giữa mặt đường và trần nhà. “Thông thủy”, nghĩa là phải xác định được khoảng cách giữa hai cạnh đối diện của kết cấu công trình. Như vậy, chiều cao thông thủy từ mặt đường đến trần nhà sẽ là khoảng cách từ mặt đường đến mặt phẳng trần nhà.
Giải Pháp Sửa Chữa Nền Nhà Thấp Hơn Mặt Đường Tiết Kiệm
Sau khi đã có được thông số này thì mới bắt tay vào tìm kiếm phương án tu sửa nhà thích hợp. Nếu chiều cao thông thủy hơn 3m, thì bạn có thể nâng nền nhà cao bằng hoặc hơn một chút so với mặt đường. Vì với khoảng cách khá thoải mái để có thể nâng nền nhà mà vẫn đảm bảo không gian sinh hoạt rộng rãi cho gia đình. Đồng thời khi nâng nền bằng mặt đường thì phải thiết kế thêm gờ chắn nhằm ngăn nước, rác bẩn chảy vào nhà khi trời mưa.
Xem thêm: 6 Kinh Nghiệm Sửa Chữa Nhà Phố Quan Trọng Bạn Cần Biết
Cân nhắc nếu chiều cao còn lại của trần quá thấp
Chỉ áp dụng phương pháp nâng nền khi chiều cao thông thủy ở trong mức cho phép (Mức quy định chiều cao thông thủy tầng 1 lớn hơn hoặc bằng 2.8m). Và giải pháp này khá tốn kém vì bạn phải đổ đất và làm lại nền nhà. Nhưng nếu chiều cao còn lại sau khi nâng của trần quá thấp (nhỏ hơn 2.8m), thì bạn nên cân nhắc lại.
Nâng nền nhà là giải pháp để khắc phục nhiều tình cảnh dở khóc dở cười mỗi khi mùa mưa đến
Trong trường hợp độ cao thông thủy nhỏ hơn 2.5m, thì không nên thực hiện giải pháp nâng nền. Thay vào đó bạn nên xem xét chuyển qua các phương án khác để khắc phục việc nền nhà thấp hơn mặt đường.
Xem thêm: 4 Phương Pháp Tốt Nhất Để Sửa Chữa Trần Nhà Thấp
Giải pháp cho các trường hợp không thể nâng nền nhà cao bằng mặt đường
Ngoài nâng nền thì còn có nhiều cách khác để khắc phục nền nhà thấp hơn mặt đường. Biện pháp dễ dàng và tiết kiệm nhất là thiết kế một mương thu nước ngay ranh giới xây dựng của mặt tiền nhà, mương này sẽ khắc phục hiện tượng nước tràn vào nhà, nước và rác thải sẽ được thu về một hố ga nhỏ sau đó dùng máy bơm bơm nước ra ngoài. Đối với giải pháp này, để đưa xe máy ra vào nhà thì bạn cần bố trí thêm một ram dốc (di động, bằng sắt hoặc gỗ chắc chắn).
Thay đổi chức năng sử dụng cho tầng 1 cũng là một phương án hay
Nếu ngôi nhà của bạn không phù hợp với các phương án trên thì có thể áp dụng: thay đổi chức năng tầng 1 thành tầng hầm, nhà để xe… cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ trần tầng 1 để tạo nên khoảng thông tầng, mở rộng không gian. Với giải pháp cắt bỏ trần tầng 1, bạn sẽ phải gia cố thêm cột và sẽ làm mất đi một phần diện tích ngôi nhà.
Xem thêm: Sửa Nhà Hiệu Quả Mà Tiết Kiệm Với 50 Triệu Đồng
Trên đây là một vài phương án thông dụng và hiệu quả nhất để xừ lý vấn đề nền nhà thấp hơn mặt đường. Tuy nhiên tùy vào hiện trạng căn nhà mà có thể có một số phương án khác. Bạn nên hỏi ý kiến của kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng để có được phương án hợp lý nhất.
Về lại trang chủ: Suanhahcm.org
Tổng hợp: Tư vấn sửa chữa nhà HCM