4 Phương Pháp Tốt Nhất Để Sửa Chữa Trần Nhà Thấp
Trần nhà bị thấp sẽ là lý do khiến ngôi nhà trở nên tù túng, thậm chí những người đi lại trong nhà không dám đứng thẳng lưng tự nhiên. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do màu sắc của trần, cấu trúc nhiều cấp, do đóng trần thạch cao không hợp lý hay do khung nhà còn thấp… Để giải quyết hiệu quả vấn đề này, chúng tôi sẽ cung cấp một số giải pháp sửa chữa trần nhà thấp hiệu quả, giúp bạn có thể bỏ qua cảm giác tù tùng này một cách nhanh nhất.
4 Phương Án Tốt Nhất Để Sửa Chữa Trần Nhà Thấp
1. Sửa chữa trần nhà khi màu sắc gây cảm giác thấp
Trong trường hợp này, cách đơn giản nhất để sửa chữa trần nhà quá thấp chính là thay đổi màu sơn tường và trần nhà. Bạn nên sử dụng các gam màu trắng, màu ghi,… nhẹ nhàng để giúp không gian sống trở nên cao và rộng hơn.
Hoặc bạn có thể sơn trần xuống một phần tường nếu phù hợp, nhằm tăng khả năng đánh lừa thị giác người nhìn đạt hiệu quả rất cao. Màu sáng cùng với chiêu thức không phân biệt được ranh giới trần nhà và tường, sẽ giúp nhà trông cao hơn.
2. Sửa chữa trần nhà khi trần đóng nhiều cấp gây thấp
Việc đóng quá nhiều cấp cho trần nhà cũng là nguyên nhân dẫn đến trần nhà có cảm giác bị hạ thấp. Trong trường hợp này, các sửa hiệu quả là gia chủ nên giảm số cấp cho trần nhà tối đa nhất có thể, hoặc chỉ đóng cấp 1 phẳng sẽ tạo nên cảm giác rộng, thoải mái hơn.
Xem thêm: 5 Cách Thiết Kế, Tu Sửa Nhà Ống Đẹp & Thông Thoáng
Hoặc có thể lựa chọn bố trí một chiếc đèn lồng gắn trên trần, chiếu sáng màu ghi nhẹ nhàng sẽ khiến không gian rộng ra thêm rất nhiều, đồng thời mang kiến trúc hiện đại theo xu hướng.
3. Sửa chữa trần nhà khi trần thạch cao đóng cách xa trần bê tông phía trên
Sử dụng trần thạch cao đang được rất nhiều gia đình ưa chuộng lựa chọn, bởi loại trần này sẽ giúp giảm nhiệt một cách hiệu quả, tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trần thạch cao được đóng cách xa trần nhà, gây nên hiện tượng chiều cao của ngôi nhà bị hạn chế.
Cách duy nhất để khắc phục tình trạng này là tháo bỏ lớp thạch cao cũ của trần nhà đi. Trong trường hợp, khung xương trần thạch cao vẫn còn sử dụng được, bạn nên tận dụng lại khung xương ấy để nâng lên vị trí cao hơn. Ngược lại, bạn nên làm khung xương mới cho trần thạch cao ở vị trí phù hợp được xác định chính xác.
Xem thêm: 6 Phong Cách Thời Thượng Sửa Chữa & Thiết Kế Nhà Chung Cư Đẹp
Lưu ý, việc di chuyển, đục khoét bất cứ phần nào của ngôi nhà cũng nên nắm rõ được hệ thống mạng lưới điện, nước,…hệ thống kỹ thuật để tránh sự ảnh hưởng trong quá trình thi công nâng tầng thạch cao.
4. Cải tạo trần nhà khi kết cấu khung nhà thấp
Thông thường các ngôi nhà lâu năm, hoặc được xây dựng theo kết cấu cũ sẽ có khung nhà thấp, chiều cao hạn chế hơn so với nhà hiện đại. Vì thế, để không gian sống của ngôi nhà trở nên cao rộng hơn, gia chủ nên sửa chữa lại khung nhà nếu có thể. Cách tu sửa phù hợp là tháo bỏ sàn cũ hạn hẹp về chiều cao, bổ sung thêm hệ dầm ở vị trí sàn mới, cao ráo hơn, khiến trần nhà thấp thành một không gian rộng mở như mong muốn của gia chủ.
Lưu ý, trước khi quyết định thực hiện cải tạo trần nhà thấp, gia chủ cần cân đối kỹ càng chiều cao của tầng trên và tầng dưới khi quyết định nâng sàn. Để đảm bảo quá trình sửa chữa được diễn ra thuận lợi, và không làm mất cân bằng vốn có của cấu trúc ngôi nhà, thì hãy nên hãy tính toán kỹ càng vị trí, độ dịch chuyển khi di dời trần nhà sao cho hợp lý nhất, để đạt được mong muốn biến đổi không gian sống cao, rộng, thoải mái hơn.
Xem thêm: 3 Dấu Hiệu Để Biết Nên Sửa Chữa Hay Xây Luôn Nhà Mới
Với sự phát triển của ngành kiến trúc hiện nay, nhu cầu sửa chữa trần nhà thấp ngày càng trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, mỗi gia chủ cần nhìn nhận được chính xác vấn đề cần thay đổi đối với độ cao trần nhà là do đâu, từ đó sẽ đưa ra biện pháp cải tạo phù hợp nhất. Hy vọng rằng, 4 phương pháp tương ứng 4 trường hợp cần thay đổi độ cao trần nhà kể trên sẽ hữu dụng và mang lại giải pháp tốt nhất cho căn nhà của bạn, chúc bạn thành công!
Về lại trang chủ: Suanhahcm.org
Tổng hợp: Tư vấn sửa chữa nhà HCM